Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ DÂN CHỦ

A) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một hệ thống các nguyên lý, quan điểm, quan niệm về thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược và sách lược ngoại giao. Tư tưởng đó còn thể hiện trong chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đó là tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Đó là quyền tự do của các dân tộc được sống trong hòa bình, là tư tưởng hòa bình cho Việt Nam và hòa bình cho thế giới, chống chiến tranh xâm lược, chống can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, chống các chính sách cường quyền và áp đặt trong quan hệ quốc tế.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, song đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sang chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ.
Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công và thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được phát triển ngày càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ toàn dân luôn đoàn kết một lòng; đồng thời, đã nhận được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu cả về tinh thần và vật chất của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới.
Đối tượng đoàn kết quốc tế là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung.
Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện với Đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói: “Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”.
Hồ Chí Minh rất chú trọng đến đoàn kết giữa các Đảng cộng sản anh em trên toàn thế giới, với khẩu hiệu nổi tiếng: “Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp để cách mạng chiến thắng kẻ thù.
Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
b) Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng
Bác Hồ đã từng nói : “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công”
Theo đó ta thấy đoàn kết ứng với thành công còn đại đoàn kết thì sẽ là đại thành công . Khối đoàn kết càng vững mạnh ,càng rộng lớn thì thành công càng cao.vì vậy Hồ Chí Minh luôn cho rằng :cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới .Người gắn cạch mạng Việt Nam vào cách mạng thế giới không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng Việt nam mà còn vì sự nghiệp của cách mạng thế giới của nhân loại tién bộ trong cuộc đắu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vì các mục tiêu của cách mạng .
Thực tiễn chứng minh trong suốt quá trình đấu tranh , Người không chỉ triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc lập , tự do cho dân tộc mình mà còn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung hòa bình độc lập dân tộc ,dân chủ và chủ nghĩa xã hội . Người chỉ rõ :Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn vơí tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động .nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế .(Báo cáo chính trị tại Đại Hội 2).Theo thường thức chính trị Người nêu rõ hơn:Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập , tư do và đất đai toàn vẹn đất nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới và chống lại các chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc …giữ gìn hòa bình thế tức là giữ gìn lợi ích của nước ta … Đó là lập trường quốc tế cách mạng .
Bên cạnh hang ngũ những người cộng sản quốc tế chân chính thì có một số kẻ “vị quốc” tìm cách chống phá vì thế theo Hồ Chủ Tịch :tăng cưòng đoàn kết quốc tế, kiên quyết chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội , chủ nghĩa vị kỉ dân tộc , chủ nghĩa sôvanh….những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết , thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới . Phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nứoc chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nông dân lao động
Như vậy , trong tư tưởng Hồ Chí Minh , thực hiện đoàn kết quốc tế , kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thức hiện thăng lợi các mục tiêu của dân tọc và thời đại.

2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế
a) Các lực lượng cần đoàn kết
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các mạng Việt Nam phải nằm trong bộ phận của cách mạng thế giới, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế. Đoàn kết quốc tế bao gồm đoàn kết với các Đảng cộng sản và nhân dân các nước XHCN; đoàn kết với dân tộc ở các nước thuộc địa, với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, với nhân dân các nước chính quốc; đoàn kết với ba nước Đông Dương.
Nội hàm khái niệm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song tập trung chủ yếu vào ba lực lượng: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: từ rất sớm Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc… nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản về những biện pháp nhằm “Làm cho các dân tộc thuộc địa hiểu nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sởcho một Liên minh phương Đông tương lai, khối Liên minh này sẽ là một trong những cái bánh của càch mạng vô sản”; và phải làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây, vì chì có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý: Hồ Chí Minh cũng tìm cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh dã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ toàn dân luôn đoàn kết một lòng; đồng thời, đã nhận được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu cả về tinh thần và vật chất của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới. Vì thế, Người đã bày tỏ mong muốn đến ngày thắng lợi “sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta”.
Đã nhều lần Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc khác bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay

b) Hình thức đoàn kết
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược mà là vấn đề có tính nguyên tắc,một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đòan kết vì thắng lợi cách mạng của Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận:
Mặt trận đại đòan kết dân tộc.
Năm 1924, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về thành lập" Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa" chống chủ nghĩa đế quốc.
Từng bước xây dựng và củng cố khối đòan kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại.
Mặt trận đòan kết Việt- Miên – Lào
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương:
+Năm 1941, Người quyết định thành lập riêng biệt Mặt trận độc lập đồng minh cho từng nước VN, L, Cao Miên.
+Thành lập Đông Dương độc lập đồng minh.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Người chỉ đạo thành lập Mặt trận đòan kết Việt- Miên- Lào.
Mặt trận nhân dân Á- Phi đòan kết với Việt Nam
- Mở rộng ra các nước khác
+ Người chăm lo củng cố mối quan hệ đòan kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần " vừa là đồng chí, vừa là anh em" vói Trung Quốc và các nước láng giềng.
+ Thực hiện đòan kết với các dân tộc Châu Á và Châu Phi.
+ Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản. Với sự tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á- Phi đòan kết với Việt Nam.
Mặt trận nhân dân thế giới đòan kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Người tìm cách xây dựng các quan hệ vơi Mặt trận dân chủ và lực lượng Đồng minh chống phát xít nhằm tạo thế dựa cho cách mạng Việt Nam.
Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước XHCN, của bạn bè quốc tế và nhan loại tiến bộ.
Hiện nay, tinh thần đòan kết quốc tế thể hiện qua chính sách ngoại giao:,Chí Minh nói:" chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều, tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hòa bình". Thái độ của nước Việt Nam đối với những nước Châu Á, Châu ÂU là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè

3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
a)Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
Muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kêt thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Để thực hiện đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thì đoàn kết giữa các Đảng là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo thắng lợi của phong trào cộng sản và công nhân. Tuy nhiên, thực hiện sự đoàn kết đó, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Đoàn kết đoàn kết quốc tế phải trên cơ sở có lý, có tình. Đây vừa là bài học lớn, vừa là nguyên tắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết và đề cập một cách cô đọng, sâu sắc, đầy tính nhân văn trong Di Chúc. Người viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em”. Từ đó, Người căn dặn Đảng ta phải “ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”. Có lý, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, phải xuất phát từ lợi ích chung của sự nghiệp cách mạng thế giới trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích cơ bản của dân tộc. Tuy nhiên, việc tuân thủ, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin không có nghĩa là giáo điều, rập khuôn, máy móc theo câu chữ, mà là sự vận dụng sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và điều kiện lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng. Có tình là đòi hỏi phải tôn trọng, thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí của những người cộng sản cùng chung lý tưởng, mục tiêu đấu tranh với kẻ thù chung, khắc phục tư tưởng nước lớn, cậy sức mạnh và vị thế của mình gây sức ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao… để can thiệp, áp đặt ý kiến, hoặc công khai nói xấu, công kích. Có tình cũng đòi hỏi phải biết lắng nghe, chờ đợi, thuyết phục; trong khi bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc, của đảng, phải tính đến lợi ích chung, không được làm phương hại đến lợi ích của đảng khác, của dân tộc khác.
Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924).
Độc lập tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng nhất quán, được Hồ Chí Minh coi là chân lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình thế giới. Trong quan hệ giữa Việt nam với các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh thực hiện nhất quan điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó.Trong những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo xây dựng, giữ gìn và phát triển tình đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; với nhân dân và các dân tộc Á, Phi, Mỹ La-tinh… Người chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, “giúp bạn là tự giúp mìn. “Ngay đối với Mỹ là nước đưa quân sang xâm lược Việt Nam, Người cũng nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết phân biệt sự khác nhau giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ, được biểu hiện thông qua bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1-1962, trong đó nêu rõ: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau. Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn”.
Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó bắt nguồn từ truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại.
Giương cao ngọn cờ hòa bình và đấu tranh bảo vệ hòa bình là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh. Nhưng đó không phải lả một nền hòa bình trừu tượng mà lf một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ., chống chiến tranh xâm lược vì các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia. Bằng việc làm cho thế giới hiểu rõ Việt Nam yêu chuộng hòa bình, sự tàn ác của cuộc chiến xâm lược của thực dân, đế quốc, Việt Nam đã tạo được sự đồng tình trong dư luận thế giới. Làn sóng phản chiến lan rộng, ở Mỹ, ở Pháp và nhiều nước, trở thành một mặt trận trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam góp phần kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
b)Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
Chúng ta đoàn kết quốc tế với mục đích là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Do đó để đoàn kết tốt, phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố giữ vai trò quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh là quan trọng, nó chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.
Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tự lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Chính vì vậy trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “ Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “ muốn người giúp cho, thì trước mình phải tự giúp mình đã”. Trong đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà giải phóng ta”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được dộc lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn….
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Người nói: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy được mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Mỹ, với đường lối độc lập, tự chủ giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, tạo ra được tiếng nói chung và sự ủng hộ có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, giữa lúc hai nước này có những bất đồng sâu sắc cả về đường lối quốc tế lẫn đường lối chống Mỹ của Việt Nam. Sự đoàn kết của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào cách mạng thế giới, tạo chỗ dựa cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, như Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" .


B) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ:
Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có nghĩa là “ dân là chủ”. Khi xác định như thế, có lúc Hồ Chí Minh đem quan niệm “dân là chủ” đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan niệm được hồ chí minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Mở rộng theo ý đó, hồ chí minh còn cho rằng: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ.Tức là nhân dân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
Quan niệm hồ chí minh về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cặp vị thế của dân; còn dân làm chủ,nghĩa là đề cặp năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân.
Quan niệm đó của hồ chí minh phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân .Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.

2.Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…
Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước, với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao. Hồ Chí Minh khẳng định trên cả quan điểm lẫn trên thực tế việc khi có Nhà nước mới – Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – nhân dân cử ra, tổ chức nên bộ máy Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.
Trong tác phẩm Thường chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ…Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy, thế là dân chủ”. Người nhấn mạnh: Người cầm quyền, người lãnh đạo là được dân uỷ quyền. Họ sử dụng quyền lực được uỷ thác, nhưng lại cứ tưởng là quyền lực của cá nhân, bắt người khác phải phục tùng, kể cả những quyết định sai, đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là cách làm phản dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác phong độc đoán, chuyên quyền trong cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ quan liêu, độc đoán, chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, là kẻ thù của dân chủ, nhưng lại là căn bệnh dễ mắc phải của lãnh đạo.

Quan niệm dân chủ, theo Hồ Chí Minh, còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội. Khẳng định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ ra phương thức tổ chức hoạt động của xã hội nước ta muốn khẳng định là một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội ở đó người dân, cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”.
Khi xác định quyền hành và lực lượng của xã hội, Hồ Chí Minh còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. Đó là quan điểm gốc để Người coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; công cuộc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công ciệc của dân. Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, xem nó như là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc, và nó không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia mà nó còn có cả ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc. Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế.

3. Thực hành dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến, kiến quốc, tổ chức xã hội là trách nhiệm, công việc của dân, do dân và quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân...Thực hiện dân chủ tức là sử dụng tất cả quyền hành và lực lượng to lớn của nhân dân để hoàn thành các nhiệm vụ vì lợi ích của nhân dân.
Theo Người,"Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng hăng hái và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều"
a) Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi
Ngay từ năm 1941, trong trương trình của mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Hồ Chí Minh đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh của nước nhà; gắn độc lập, tự do của Tổ Quốc với quyền lợi từng người dân. Với thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945, một tuyên bố về chế độ dân chủ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nêu trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2-9, trong đó các giá trị về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc.
Dân chủ ở Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất là các bản Hiến Pháp do Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng và được Quốc Hội thông qua. Hiến Pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nâm dân chủ cộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việt thực hiện quyền lực của nhân dân.
Với trách nhiệm chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp năm 1959, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quan điểm bảo đảm dân chủ trong việt xác lập quyền lực của nhân dân trong Hiến pháp. Điều đó thể hiện rõ ở các điều về quyền lực của nhân dân (Điều 4); vấn đề đại biểu của nhân dân trong Quốc hội và hội đồng nhân dân (Điều 5) và đặc biệt ở Điều 6 ghi rõ: “Tất cả các cơ quan nhà nước điều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặc chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu dự kiểm soát của nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.
Hồ Chí Minh chú trọng bảo đảm quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị nước ta. Khẳng định chế độ dân chủ bình đẳng giới và các dân tộc về mọi mặt

b)Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội
Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng Đảng – với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảnh lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng mặt trận với vao trò là liên minh chính trị tư nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội với mục tiêu chung của sự phát triển của đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân.
Có đảm bảo và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm dân chủ của toàn xã hội. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Đảng trở thành hạt nhân chính trị củ toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội . Dân chủ trong Đảng , do đó, trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội.
Nhà nước quản lý xã hội qua việc bảo đảm thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước. Nhà nước thể chế hóa toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ.
Từ đó cho thấy mục tiêu chung của các tổ chức là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chũ nghĩa. Đó cũng là động lực cơ bản nhất để các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam phấn đấu trong sự nghiệp cách mạng. Thực hành dân chủ rộng rãi, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là trên nền tản của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công – nông – trí. Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế, các giai tầng và các cộng đồng dân tộc trong xã hội nước ta. Sự nhất trí theo một hướng xác định được tổng hợp thành sức mạnh chung của cả dân tộc, tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:"Có phát huy dân chủ cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng nhân dân đưa cách mạng tiến lên"và “Chế độ của chúng ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân”


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) PGS, TS. Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội – 2009.
2) PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Bộ khoa học – công nghệ (06/06/2008) , Quan hệ giữa dân chủ và thi đua yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh, http://www.thanhnienkhcn.org.vn/ttchitiet.asp?code=6916, Ngày truy cập: 13/10/2009.
3) Nguyễn Đức Thắng, TẠP CHÍ CỘNG SẢN (01/09/2009), Tư tưởng đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=18850515&news_ID=2951306, ngày truy cập: 13/10/2009.
4) Nguyễn Dy Niên, Tư tuởng Hồ Chí Minh trong ngoại giao- BT NG Ng. Dy Niên (05/20/2002) Chính sách đôi ngoại, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020520112159, ngày truy cập: 13/10/2009.
5) Phạm Minh Khải, Tư tưởng - chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh(10/12/2008), http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=7519 , ngày truy cập: 13/10/2009.
6) PGS. TS Cao Văn Liêm, Hỏi đáp môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Đại hoc Quốc Gia Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét