Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

TẠI SAO NUÔI CÁ CÓ LỢI?


Họ Và Tên: NGUYỄN VĂN HIỆP
MSSV: 4085614
Nhóm : 01



Tại sao nuôi cá có lợi?
BÀI LÀM

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng trong cả nước, Đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), với những thuận lợi:
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là phần đất cuối cùng của lưu vực
sông Mekong trước khi đổ ra Biển Đông, ĐBSCL có diện tích ngập nước lớn nhất Việt Nam, tại đây chứa đựng những hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng sinh học phong phú, có giá trị kinh tế và khoa học cao, đặc biệt là loài cá và động vật thuỷ sinh, đây là nơi sản xuất nông sản và thủy sản chính cho cả nước. Có bờ biển dài vùng đặc quyền kinh tế rộng. ĐBSCL với diện tích tự nhiên là 4.060.400 ha, ĐBSCL có hơn 75% dân số trong 18 triệu người (2007) đang sinh sống ở vùng nông thôn.(Lê Anh Tuấn & Nguyễn Văn Bé, năm 2008, các vấn đề về môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long, Việt Nam, ). ĐBSCL một vùng đất ngập nước điển hình với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm và các hệ sinh thái nông nghiệp rất phát phát triển. ĐBSCL có tiềm năng to lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt thuộc vùng hạ lưu sông MeKong. Tổng số diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên 1,4 triệu ha; trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 500.000 ha, nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ khoảng 900.000 ha, ngoài ra có khoảng 160.000 ha diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều ven biển. (http://www.nea.gov.vn). Đặc biệt ĐBSCL có nhiều loài cá đặc hữu, có kích thước lớn và có giá trị độc đáo như cá hô, cá tra,…

Người dân ĐBSCL đã định cư và canh tác nghề nông và nghề cá ở vùng đất này trên 300 năm. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản thực sự “bùng nổ” khoảng hơn 2 thập kỷ nay và đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành nghề nuôi trồng thủy sản đã nhanh chóng phát triển suốt hơn 2 thập kỷ qua và có những đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia. Trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng đã tăng hơn 2,37 lần và sản lượng tăng vọt hơn 3.68 lần. (Lê Anh Tuấn, Đại Học Cần Thơ, năm 2007, nước cho nuôi trồng thủy sản trong chiến lược quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long )
Diện tích mặt nước: ĐBSCL có tiềm năng rất to lớn về diện tích mặt nước có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (mương vườn, ao ruông lúa, đầm, song ngòi,…) ĐBSCL có 754.350 ha mặt nước (chưa kể sông) chiếm gần 30% diện tích đồng bằng, trong đó nước lợ chiếm 313.000 ha, nước ngọt và nhiễm phèn 441.350ha. (TS. Phạm Minh Thành & TS. Nguyễn Văn Kiễm, Nuôi thủy sản đại cương , năm 2006)
Chất lượng nước: nói chung là tốt (ngoại trừ vùng phèn thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười), các thủy vực ở ĐBSCL có giá trị pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Chế độ nhiệt: “nhìn chung các loài cá nuôi ở ĐBSCL thích hợp với nhiệt độ từ 25-30oC. ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ khá cao, biên độ biến động giữa các tháng trong năm thấp. Người ta ít thấy nhiệt độ nước thấp hơn 20oC hoặc cao hơn 38oC ở ĐBSCL” (TS. Phạm Minh Thành & TS. Nguyễn Văn Kiễm, năm 2006, Nuôi thủy sản đại cương, Trang 4). Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực này.
Chế độ thủy triều: ĐBSCL có chế độ bán nhật triều. Đây là điều kiện thuận lợi thay nước cho các thủy vực nuôi trồng thủy sản, giảm được nhiều chi phí mà vẫn tạo được sự trong sạch trong các thủy vực nuôi cá.
Thành phần giống loài thủy sản có giá trị kinh tế cao: phong phú nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã được chọn nuôi (trong đó bao gồm nhiều loài cá địa phương và nhiều loài nhập nội) như các loại cá bông lau, tra, ba sa, ngát, thát lát, rô đồng, lóc, trê vàng, he, rô, sặc, lươn, tai tượng,…
Nguồn thức ăn: rất phong phú cả thức ăn nhân tạo (phụ phẩm nông nghiệp: tấm, cám, bột bắp, cám gạo, bột đậu nành,…phụ phẩm công nghiệp chế biến: bột cá, bánh dầu, cá tạp…) và thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong nghề nuôi thủy sản (nhất là ở hình thức quảng canh). Cá có sức sinh trưởng và sinh sản mạnh nhờ lưới thức ăn đa dạng, phong phú. Hàng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào nên thức ăn tự nhiên rất đa dạng như các loài phiêu sinh vật, động vật đáy, vi khuẩn, chất hữu cơ,... Trong đó tảo và động vật nổi có vai trò quan trọng nhất.
Được sự quan tâm giúp đở của nhà nước: cho vay vốn, các tổ chức khuyến ngư, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
Con người: đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đông đảo, người dân rất ham thích nuôi trồng thủy sản, nhiều người đã có những kinh nghiệm quý báu.
ĐBSCL rất đa dạng về sinh cảnh ở các dạng hình thủy vực nên hình thức nuôi phong phú. Một số hình thức: nuôi cá trong bè, nuôi cá trong ao, nuôi cá trong ruộng lúa, nuôi cá trong hồ chứa.
Thị trường tiêu thụ lớn: xuât khẩu cá qua thị trường EU, Mexico, Mỹ, Ucraina, Mexico, Ai Cập,…
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Cá có hàm lượng chất đạm cao, chất lượng tốt và các axit amin cân đối. Cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12. ví dụ: Tôm, lươn, cá trê,…
Với những điều kiện tự nhiên, sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, thị trương tiêu thụ rộng lớn, thành phần giống loài thủy sản phong phú,… cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, và trong cả nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét